marketing-la-gi-moi-dieu-marketer-can-biet-ve-marketing-banner

Marketing là gì? Hiện nay, Marketing đang trở thành một ngành nghề hot trên thị trường việc làm hiện nay và tương lai. Cùng Aslanr Agency tìm hiểu nhé!

1. Marketing là gì?

Theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (AMA), 2005, Marketing được định nghĩa như sau: “Marketing là chức năng quản trị của doanh nghiệp, là quá trình tạo ra, truyền thông và phân phối giá trị cho khách hàng. Là quá trình quản trị quan hệ khách hàng theo cách đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp và các cổ đông”.

Phillip Kotler: “Marketing là tiến trình cá nhân và tổ chức đạt được nhu cầu và ước muốn thông qua sáng tạo và trao đổi sản phẩm và giá trị.” Khái niệm này cho thấy Marketing là nhu cầu và quá trình trao đổi giá trị giữa các bên.

marketing-la-gi-moi-dieu-marketer-can-biet-ve-marketing-1

Tổng hợp từ những quan điểm trên, định nghĩa về Marketing chính là: Marketing là chuỗi những hoạt động thấu hiểu và thoả mãn nhu cầu của khách hàng mục tiêu nhằm gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

2. Marketing mix (Marketing hỗn hợp) là gì?

Neil Borden: “Marketing hỗn hợp là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu”.

Việc thiết lập một chương trình Marketing mix là một khâu rất quan trọng và là một cách thức để doanh nghiệp tiếp cận được tới thị trường mục tiêu của mình. Chiến lược Marketing mix phải phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp và đặc điểm thị trường.

2.1. Sản phẩm

Sản phẩm là tất cả những yếu tố có thể thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn của người tiêu dùng được đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng, tiêu dùng.

Một sản phẩm có thể là một hàng hóa hữu hình ví dụ xe cộ, quần áo, điện thoại di động; hoặc một dịch vụ vô hình như bảo hiểm xã hội hay bảo hiểm y tế. Sản phẩm hữu hình là những vật mà có một sự tồn tại độc lập.

Mỗi sản phẩm thường được cấu thành bởi ba cấp độ:

Mỗi sản phẩm đều một vòng đời sống, vòng đời sản phẩm gồm các giai đoạn: giới thiệu, tăng trưởng, bão hòa và suy thoái. Các nhà Marketing đòi hỏi phải nghiên cứu về vòng đời của sản phẩm họ hướng đến. Doanh nghiệp cần xem xét về chiến lược định vị sản phẩm, phát triển thương hiệu, định hình hỗn hợp sản phẩm để các sản phẩm có thể bổ sung cho nhau.

marketing-la-gi-moi-dieu-marketer-can-biet-ve-marketing-2

2.2. Giá

Với hoạt động trao đổi, giá cả là mối tương quan trao đổi trên thị trường.

Đối với người mua: “Giá cả của một sản phẩm hoặc dịch vụ là khoản tiền mà người mua phải trả cho người bán để được quyềm sở hữu, sử dụng sản phẩm hay dịch vụ đó.”

Việc điều chỉnh giá luôn có tác động sâu sắc đến các chiến lược Marketing của doanh nghiệp. Điều chỉnh giá tùy thuộc vào độ co giãn giá của sản phẩm. Mỗi quyết định về giá phụ thuộc vào nhiều yếu tố cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp như mục tiêu Marketing, định vị sản phẩm, chi phí, đặc điểm thị trường, nguồn cầu, sản phẩm cạnh tranh, môi trường kinh tế.

2.3. Kênh Phân phối trong Marketing là gì?

Phân phối là cung cấp sản phẩm tại một địa điểm, thời gian thuận tiện cho khách hàng. Hiện nay việc phân phối sản phẩm sâu rộng, kịp thời đến tận tay khách hàng là một điều vô cùng quan trọng trong quá trình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Đây là một trong những yếu tố làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với đối thủ.

Có 3 phương thức phân phối chủ yếu là: phân phối cường độ rộng, phân phối đặc quyền, phân phối chọn lọc. Mỗi một phương thức sẽ được doanh nghiệp lựa chọn theo mục tiêu riêng của mỗi doanh nghiệp.

2.4. Xúc tiến hỗn hợp (Truyền thông Marketing)

Truyền thông Marketing là các hoạt động truyền tin một cách gián tiếp hay trực tiếp về sản phẩm và bản thân doanh nghiệp tới khách hàng nhằm thuyết phục họ tin tưởng vào doanh nghiệp cũng như sản phẩm, và mua hàng của doanh nghiệp. Mọi hoạt động Marketing của doanh nghiệp không thể thiếu xúc tiến hỗn hợp, hay còn được gọi là truyền thông Marketing.

Hoạt động Marketing hiện đại rất quan tâm đến các chiến lược truyền thông Marketing. Đây là một trong 4 nhóm công cụ chủ yếu của Marketing – Mix mà doanh nghiệp có thể sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu nhằm đạt mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

3. Tầm quan trọng của Marketing là gì?

3.1. Đối với doanh nghiệp

​​Marketing là một hoạt động chức năng của doanh nghiệp có vai trò quyết định và điều phối sự kết nối toàn bộ hoạt động kinh doanh với thị trường. Marketing đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty, doanh nghiệp hướng theo thị trường, lấy thị trường, nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm xuất phát điểm cho mọi quyết định kinh doanh.

Mọi hoạt động trong doanh nghiệp thương mại đều chịu chi phối bởi hoạt động Marketing. Marketing là cầu nối giữa các hoạt động của doanh nghiệp thương mại với thị trường. Marketing giúp doanh nghiệp định hướng phát triển sản phẩm và dịch vụ, đem lại nguồn doanh thu lớn cho doanh nghiệp.

Marketing khiến doanh nghiệp trở nên nhạy bén với những thay đổi của thị trường.

Từ đó, doanh nghiệp có đủ cơ sở để điều chỉnh sản phẩm và dịch vụ cung cấp để phù hợp với nhu cầu, mong muốn của khách hàng, của thị trường.

Marketing gia tăng các lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp bán lẻ so với các đối thủ trên thị trường. Đối với tình hình thị trường cạnh tranh khốc liệt, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng là chưa đủ, doanh nghiệp cần thỏa mãn nhu cầu của khách hàng nhiều hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Chiến lược Marketing và các phương án thực thi cần phù hợp với đối tượng mục tiêu và phải tối ưu hơn chiến lược của đối thủ cạnh tranh. Do đó, doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật giá cả, sản phẩm, hệ thống phân phối, hoạt động bán hàng và dịch vụ để có chiến lược cạnh tranh công bằng và hợp lý.

3.2. Đối với người tiêu dùng

Người tiêu dùng khi có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm dịch vụ có trên thị trường, họ thường đưa ra lựa chọn dựa trên mức độ thỏa mãn nhu cầu từ sản phẩm dịch vụ đó. Trên quá trình ra quyết định mua, người tiêu dùng trải qua quá trình tìm kiếm và chọn lọc các thông tin về sản phẩm dịch vụ liên quan đến nhu cầu của họ.

Những thông tin đó bao gồm:

Giá cả, công dụng, nguồn gốc, xuất xứ, nhà cung ứng, các khuyến mãi đi kèm, chế độ bảo hành. Và nguồn những thông tin người tiêu dùng cần sẽ đến từ phía doanh nghiệp và hoạt động Marketing cho sản phẩm dịch vụ của họ. Vì vậy, người tiêu dùng được cung cấp dữ liệu về sản phẩm dịch vụ và có sự lựa chọn đa dạng cho nhu cầu và mong muốn.

Các doanh nghiệp trên thị trường hiện nay luôn nỗ lựa tạo ra các sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Điều này vô hình chung đã tạo nên sự cạnh tranh về sản phẩm và sự đa dạng của sản phẩm dịch vụ trên thị trường. Giá thành các sản phẩm ngày càng được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng.

4. Nhiệm vụ của người làm Marketing là gì?

4.1. Cốt lõi thương hiệu

Marketer là người phải chịu trách nhiệm lên chiến lược định vị, cốt lõi thương hiệu, xây dựng tầm nhìn cho thương hiệu trong dài hạn và kế hoạch marketing hằng năm.

4.2. Thực thi ( Communication & Activation)

Không chỉ lên kế hoạch, Marketing cũng phải chịu trách nhiệm trong việc thực thi các hoạt động truyền thông và kích hoạt nhãn hiệu ngoài thị trường để giúp nhãn hàng tăng trưởng hằng năm.

4.3. Brand Innovation

Mục tiêu tăng trưởng cũng phải đảm bảo qua việc đổi mới sản phẩm và phát triển sản phẩm mới.

4.4. Tài sản thương hiệu (Brand Equity)

Tài sản quan trọng nhất của marketing chính là thương hiệu. Người làm Marketing phải đảm bảo Brand Health (sức khỏe của thương hiệu) qua các chỉ số về độ nhận diện thương hiệu, khả năng nhận biết, mức độ dùng thử, mức độ trung thành, mức độ dùng thường xuyên và các chỉ số ở những đặc tính thương hiệu cốt lõi khác.

4.5. Sales

Marketing chịu trách nhiệm về bán hàng: đảm bảo đạt chỉ tiêu doanh số hằng năm, đạt mức độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân thị trường, đạt được là thị phần.

marketing-la-gi-moi-dieu-marketer-can-biet-ve-marketing-3

4.6. Brand Share

Tăng trưởng nhanh hơn ngành hàng là yếu tố cốt lõi để tăng thị phần và người làm Marketing luôn hướng đến mục tiêu đưa thương hiệu trở thành số một về thị phần.

4.7. Doanh thu & Lợi nhuận

Cuối cùng và cũng không kém phần quan trọng, đó là đảm bảo lợi nhuận cho nhãn hàng. Để làm được điều này, phải thường xuyên theo dõi chi phí đầu vào, chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, để giữ lợi nhuận ở mức ổn định như kế hoạch đã đề ra.

5. Kết luận

Trên đây, Aslanr Agency đã tổng hợp và gửi đến bạn những thông tin và kiến thức về Marketing là gì, tầm quan trọng của Marketing và nhiệm vụ của một người làm Marketing là gì. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về ngành Marketing và có thêm niềm yêu thích với ngành. Chúc bạn thành công!

Aslanr Tổng hợp và biên soạn lại