7-buoc-dinh-vi-san-pham-hieu-qua-nhat

Định vị sản phẩm có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, giúp sản phẩm của bạn có một vị trí chắc chắn trong tâm trí người tiêu dùng. Bài viết dưới đây từ Aslanr Agency, sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về khái niệm cũng như các bước thực hiện định vị sản phẩm thành công cho doanh nghiệp.

1. Định vị sản phẩm là gì?

Định vị sản phẩm là cách mà doanh nghiệp xác định vị trí của sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng khi được nhắc đến. Định vị sản phẩm gồm nhiều bước từ phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh cho đến xác định sự hiện diện của sản phẩm mới so với sản phẩm cũ, cách truyền đạt hình ảnh đến người tiêu dùng.

Định vị sản phẩm giúp doanh nghiệp thể hiện được những thông điệp, giá trị của sản phẩm đến khách hàng. Giúp khách hàng ghi nhớ sản phẩm và thương hiệu một cách rõ ràng. Đây là một bước quan trọng nhằm bước đến thành công của thương hiệu.

Hiện nay, doanh nghiệp thường có 5 cách để định vị một sản phẩm mới trên thị trường đó là: Định vị bằng giá bán của sản phẩm; Định vị bằng phân khúc người tiêu dùng cụ thể; Định vị dựa trên lợi thế cạnh tranh; Định vị sản phẩm bằng cách dựa vào các đặc tính của sản phẩm và Định vị theo giá trị.

7-buoc-dinh-vi-san-pham-hieu-qua-nhat-1

2. Mục đích của định vị sản phẩm

2.1. Đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng

Định vị sản phẩm cần dựa trên nhu cầu của một tệp khách hàng. Do đó, khi thiết kế sản phẩm theo tiêu chí mong đợi, các giải pháp đưa ra thỏa mãn nhu cầu khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng và duy trì tốt mối quan hệ giữa khách hàng và thương hiệu.

2.2. Phát triển mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp

Khách hàng khi được đáp ứng đúng nhu cầu và mong muốn sẽ có xu hướng trung thành với một thương hiệu cụ thể. Định vị sản phẩm chính xác, kết hợp nhiều quảng cáo về thương hiệu, giá trị thực mà sản phẩm mang lại sẽ làm hài lòng người tiêu dùng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ xây dựng được mối quan hệ bền chặt với khách hàng.

2.3. Giai đoạn quyết định đến sự thành công khi đưa sản phẩm mới ra thị trường

Việc một sản phẩm mới được tung ra thị trường sẽ cần thời gian và đúng phương pháp để nhận được sự quan tâm của khách hàng. Tuy nhiên, nếu định vị sản phẩm chính xác, bạn sẽ thuận lợi và tiết kiệm thời gian hơn khi thuyết phục khách hàng với sản phẩm mới.

2.4. Định vị sản phẩm giúp xây dựng chiến lược quảng cáo chính xác

Dòng sản phẩm mới được tung ra thị trường cần được Marketing theo kế hoạch cụ thể để tiếp cận được đúng khách hàng tiềm năng. Định vị sản phẩm là một bước quan trọng trong việc lập kế hoạch Marketing. Thông qua chiến dịch quảng cáo, tiếp thị, thông điệp ý nghĩa và giá trị của sản phẩm sẽ được truyền tải đến người tiêu dùng.

2.5. Nâng cao lợi thế cạnh tranh

Định vị sản phẩm cũng là cách doanh nghiệp xác định rõ những ưu điểm của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh. Từ đó, bạn cần có những phương pháp và kế hoạch rõ ràng để tạo ưu thế cạnh tranh trước thị trường rộng lớn.

7-buoc-dinh-vi-san-pham-hieu-qua-nhat-2

3. Các bước định vị sản phẩm thành công

3.1. Định vị khách hàng mục tiêu

Yếu tố đầu tiên trong mọi bản kế hoạch kinh doanh đều cần định vị khách hàng mục tiêu. Xác định rõ chân dung khách hàng sẽ giúp bạn dễ dàng tìm ra phương án phù hợp tiếp cận. Để làm tốt bước này bạn cần trả lời được các câu hỏi như:

  • Đối tượng khách hàng có giới tính nào?
  • Độ tuổi bạn mong muốn hướng đến là gì?
  • Thói quen khách hàng là gì?
  • Mức độ thu nhập của khách hàng ra sao?

Càng vẽ rõ được chân dung khách hàng, bạn càng dễ dàng hơn trong việc định vị sản phẩm và đưa sản phẩm đến đúng với khách hàng mục tiêu.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thực hiện một vài nghiên cứu về nhu cầu và mong muốn của khách hàng với sản phẩm. Từ đây, phát triển và nâng cao sản phẩm để đáp ứng hơn kỳ vọng của người tiêu dùng.

3.2. Xác định điểm nổi bật của sản phẩm

Khách hàng khi quyết định sử dụng sản phẩm sẽ luôn cân nhắc về lợi ích và tính năng mà sản phẩm mang lại cho họ. Do đó, doanh nghiệp cần biết rõ về ưu điểm nổi bật của sản phẩm để trở nên khác biệt trước đối thủ cạnh tranh và thu hút người tiêu dùng.

Điều bạn cần làm là bao quát được tất cả những yếu tố sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng của khách hàng. Các yếu tố đó có thể là: bao bì, màu sắc, mùi hương, nguyên liệu, hương vị, khuyến mại,… Để từ đây quyết định một yếu tố nổi bật nhất. Sử dụng tối đa truyền thông mang ý nghĩa và thông điệp của sản phẩm đến với khách hàng.

3.3. Định vị sản phẩm cần dựa trên độ uy tín của thương hiệu

Sản phẩm mới đưa ra thị trường có được yêu thích hay không cũng phụ thuộc lớn vào độ uy tín của thương hiệu. Tâm lý chung của người dùng đó là lựa chọn sản phẩm đến từ những công ty có danh tiếng và độ uy tín cao.

Do đó, xây dựng thương hiệu phát triển song hành cùng với sản phẩm sẽ là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Ngày nay, khách hàng có nhiều quyền lực trong việc lựa chọn sản phẩm. Minh bạch và chân thành trong xây dựng định vị sản phẩm là chiến lược thành công sáng suốt nhất.

3.4. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trong quá trình định vị sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp biết được đối thủ đang có thế mạnh và điểm yếu nào. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tự tạo ra cơ hội, điều chỉnh sản phẩm sao cho phù hợp nhất với thị hiếu của khách hàng.

Ngoài ra, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh cũng là một cách giúp doanh nghiệp tìm hiểu về sự phát triển và xu hướng của thị trường. Do đó, bạn sẽ chủ động tạo lợi thế cạnh tranh của sản phẩm trước những đối thủ đang có trên thị trường.

7-buoc-dinh-vi-san-pham-hieu-qua-nhat-3

3.5. Lập bản đồ định vị sản phẩm

Sơ đồ định vị sản phẩm là các trục tọa độ thể hiện những tính khác nhau của sản phẩm trên thị trường. Về mặt lý thuyết, một biểu đồ định vị sản phẩm có thể có bất kỳ biến số nào, tuy nhiên để đơn giản hóa, thường các nhà làm Marketing chỉ vẽ sơ đồ định vị có 2 dòng là trục x và trục y.

Trục x sẽ được tính từ trái sang phải và trục y sẽ được tính từ dưới lên trên. Bất kỳ tiêu chí nào cũng có thể được sử dụng để trở thành một biến số của bản đồ như giá cả, chất lượng, trạng thái, tính năng, an toàn, độ tin cậy,…

Có nhiều cách để lập bản đồ định vị sản phẩm. Phụ thuộc vào việc bạn nghiên cứu thị trường và lựa chọn đặc điểm nổi bật của sản phẩm để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất:

  • Chiến lược định vị More for more: Chiến lược này sẽ phù hợp với doanh nghiệp có định hướng về chất lượng và giá cả cao hơn đối thủ.
  • Chiến lược “More for the same” : Chiến lược này sẽ cung cấp sản phẩm có mức giá tương đương với đối thủ cạnh tranh nhưng chất lượng phải cao hơn.
  • Định vị “More for less” : Đây là phương pháp định vị sản phẩm bằng cách đưa ra mức giá thấp hơn đối thủ nhưng có chất lượng cao hơn.
  • Chiến lược định vị “Less for much less” : Chiến lược này định vị sản phẩm của bạn có chất lượng thấp hơn đối thủ nhưng mức giá phải thấp nhất có thể.

3.6. Đưa ra kế hoạch định vị sản phẩm cụ thể

Khi hoàn thành được tất cả các bước nghiên cứu trên, bạn cần đưa ra một kế hoạch thực hiện định vị sản phẩm cho từng giai đoạn, nhân lực cần phân bổ, thực hiện giám sát,… Doanh nghiệp cần lựa chọn kênh truyền thông phù hợp cho quá trình truyền tải thông điệp tới khách hàng, để lại ấn tượng sâu đậm nhất với khách hàng trong lần đầu tiên ra mắt.

3.7. Đo lường và giám sát

Trong quá trình thực hiện kế hoạch định vị sản phẩm, bạn cần thường xuyên đo lường mức độ hiệu quả và giám sát kế hoạch thật sát sao. Điều này giúp cho doanh nghiệp khi xảy ra sự cố có thể khắc phục được trong thời gian ngắn nhất và giảm thiểu thiệt hại.

4. Case study về định vị sản phẩm thành công của Skinlosophy

Nghiên cứu khách hàng tiềm năng

Skinlosophy đã định vị khách hàng của mình là những người yêu thích chăm sóc da, tập trung và giới tính nữ có độ tuổi từ 22 – 35 tuổi. Với mức thu nhập khá, là tầng lớp học thức, tư duy hiện đại, cởi mở sẽ là khách hàng tiềm năng của hãng. Khách hàng của doanh nghiệp tập trung lớn tại hai thành phố là Hà Nội và Sài Gòn. Khách hàng yêu thích và quan tâm đến thiên nhiên, môi trường sống xanh.

Thị trường và đối thủ cạnh tranh

Skinlosophy đã định vị sản phẩm của mình trước đối thủ cạnh tranh và thị trường cao cấp trong lĩnh vực làm đẹp. Nhãn hàng đã nghiên cứu được đối thủ cạnh tranh của mình tại Việt Nam theo hướng cao cấp gần như là không có. Do đó, đây cũng được xem là một lợi thế của doanh nghiệp khi định vị sản phẩm.

Quyết định về ưu điểm nổi bật

Để thương hiệu Skinlosophy được khách hàng tin tưởng, thương hiệu đã đưa ra 2 yếu tố lợi thế cạnh tranh là: Mỹ phẩm thiên nhiên Việt Nam uy tín, chất lượng được nghiên cứu bởi các dược sĩ và chuyên gia da liễu; concept sản phẩm mới lạ, sáng tạo, hiện đại từ tên gọi đến bao bì truyền thông.

Sau khi hoàn thiện những nghiên cứu này, doanh nghiệp đã định vị sản phẩm của mình trở thành dòng mỹ phẩm cao cấp, chuyên sâu giải quyết các vấn đề về da. Sự kết hợp giữa Đông Y và Tây Y sẽ đem lại hiệu quả tuyệt vời cho khách hàng khi trải nghiệm.

Thương hiệu mỹ phẩm Skinlosophy đã rất thành công khi cho đưa sản phẩm ra thị trường với một định vị sản phẩm riêng biệt. Từ đó cho thấy, định vị sản phẩm thành công đã giúp doanh nghiệp phát triển rất lớn.

5. Kết luận.

Bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu thêm các kiến thức về định vị sản phẩm trong doanh nghiệp. Để có thể đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng tiềm năng, điều này rất quan trọng dù ở bất kỳ lĩnh vực nào.

Aslanr Tổng hợp và biên soạn lại