F&B là một ngành hàng tiêu dùng rất có tiềm năng phát triển tại Việt Nam. Theo nghiên cứu, thực phẩm và đồ uống chiếm khoảng 40-48% chi tiêu của các hộ gia đình. Tuy nhiên trong năm 2021, với sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, người tiêu dùng bắt đầu thay đổi thói quen tiêu dùng, khiến các thương hiệu F&B lớn nhỏ phải xác định lại mô hình kinh doanh. Vì vậy, báo cáo ngành F&B 2021 có rất nhiều biến động.
Hãy cùng Aslanr Agency tìm hiểu về báo cáo ngành F&B 2021 và 6 xu hướng F&B cuối năm 2022 trong bài viết dưới đây nhé!
1.Tổng quan về ngành F&B
1.1. Ngành F&B là gì?
F&B là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Food and Beverage”, có nghĩa là thực phẩm và đồ uống. F&B được dùng để chỉ ngành thực phẩm và đồ uống. Đây là loại hình kinh doanh chuyên phục vụ và cung cấp đồ ăn, thức uống. Đối tượng kinh doanh chủ yếu của ngành này là nhà hàng, khách sạn, cửa hàng thức ăn nhanh,…
1.2. Vai trò
Ngành F&B có 4 vai trò chính như sau:
- Phục vụ nhu cầu ăn uống: Thức ăn và đồ uống là vật phẩm thiết yếu trong quá trình phát triển của con người. Vì vậy, ngành F&B đóng vai trò rất quan trọng trong nhu cầu ăn uống. Các doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng, khách sạn,… giải quyết tốt nhu cầu này thì sẽ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ ẩm thực, nâng cao vị thế thương hiệu.
- Thúc đẩy doanh thu: Với ngành này, nhu cầu dịch vụ của con người ngày càng tăng cao. Điều đó làm thúc đẩy các hoạt động kinh doanh phát triển của các doanh nghiệp trong ngành. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần có những chiến lược riêng, phát triển kinh doanh đi đúng hướng, giúp nâng cao doanh thu đáng kể.
- Tăng khả năng nhận diện thương hiệu: Một trong những cách tốt nhất để thúc đẩy nâng cao độ nhận diện thương hiệu cực kỳ hiệu quả đó là tập trung phát triển ngành F&B. Sản phẩm, Giá cả, không gian, dịch vụ là những tiêu chí mà khách hàng thường đem đi so sánh giữa các doanh nghiệp kinh doanh. Nếu làm hài lòng, họ sẽ quay lại lần 2 và thương hiệu đó sẽ ghi sâu vào tâm trí khách hàng với ấn tượng tốt.
- Tạo điều kiện bán chéo: Thường các khách sạn, nhà hàng kết hợp các loại hình dịch vụ thuộc ngành F&B. Đấy chính là chiến lược kinh doanh cực kỳ hiệu quả, thu hút và “níu kéo” được số lượng lớn khách hàng sử dụng đa dạng loại dịch vụ của doanh nghiệp. Ví dụ, khi kinh doanh khách sạn, họ sẽ kết hợp kinh doanh các dịch vụ bao gồm như spa, karaoke, cho thuê phương tiện đi lại,…
2. Báo cáo ngành F&B 2021
2.1. Báo cáo ngành F&B 2021 về lượng cầu
Dịch Covid-19 phức tạp, người dân Việt Nam đổ xô đi mua đồ ăn, thức uống tích trữ. Giãn cách xã hội, các chợ có quy mô lớn, nhỏ đều được tạm ngưng hoạt động. Trong khi đó, các cửa hàng, siêu thị với quản lý cách ly chặt chẽ hơn được phép hoạt động. Do đó, xảy ra tình trạng người tiêu dùng xếp hàng dài đi mua đồ ăn thức uống tại các cửa hàng, siêu thị. Có thể thấy, lượng khách tăng trung bình trên các cửa hàng gấp 3-4 lần. Và họ mua sắm với số lượng lớn, nhất là các thực phẩm đồ khô (trứng, mì, đồ hộp,..), đồ uống dinh dưỡng (sữa tươi, sữa chua,…), đến mức các quầy hàng cháy hàng, trống trơn.
2.2. Báo cáo ngành F&B 2021 về lượng cung
Theo báo cáo của D’Corp năm 2021, Việt Nam có hơn 540.000 cửa hàng bán đồ ăn, thức uống. Trong đó, mô hình quy mô siêu nhỏ có khoảng 278.424 cửa hàng, quy mô vừa chiếm 34.128, quy mô nhỏ có 153.576, và 73.872 quy mô lớn. Và tất nhiên, những con số trên sẽ vẫn tiếp tục gia tăng trong tương lai bởi tiềm năng khai thác vẫn là rất lớn.
Covid-19 khó khăn trong việc đi lại, các doanh nghiệp ngành F&B báo cáo đã dự trữ tăng từ 30% – 50% lượng hàng hóa thiết yếu, đồng thời, để lưu thông hàng hóa, doanh nghiệp đã bố trí đầy đủ phương tiện, nguồn nhân lực, sẵn sàng vận chuyển hàng hóa đến các điểm bán xuyên đêm. Có thể nói, tuy dịch bệnh diễn ra rất căng thẳng nhưng các đơn vị doanh nghiệp ngành F&B đã cố gắng tạo ra lượng cung tốt nhất, đảm bảo đầy đủ số lượng đồ ăn cho người dân trong thời kỳ khó khăn này.
Ngoài ra, có hàng loạt các đơn vị doanh nghiệp tập trung phát triển dịch vụ mua sắm đồ ăn thức uống theo hình thức trực tuyến. Người tiêu dùng được đảm bảo an toàn và tuân theo các quy định cách ly toàn xã hội. Ví dụ, có thể kể đến ShopeeFood (dịch vụ bán đồ ăn, thức uống của Shopee), TikiNow (dịch vụ bán đồ ăn, thức uống của Tiki) , Sendo Farm (dịch vụ “Đi chợ kiểu mới” của Sendo).
2.3. Tốc độ tăng trưởng
Trong khi nhiều ngành có chỉ số tăng trưởng âm thì ngành F&B Việt Nam lại có tốc độ phục hồi khả quan. Theo BMI và Nielsen, mức tăng trưởng ngành thực phẩm đồ uống Việt Nam dao động từ 14-15% trong 2021.
Một số doanh nghiệp như sữa Vinamilk, tổng doanh thu 2021 của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam lần đầu vượt mốc 60.000 tỷ đồng, cụ thể đạt 61.012 tỷ đồng, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Tương tự, sữa Mộc Châu với doanh thu thuần Công ty CP Giống Bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) đạt 2.926 tỷ đồng, tăng hơn 3,6% và lợi nhuận sau thuế đạt 319,1 tỷ đồng, tăng 13,7% so với năm 2020.
Như vậy, ngành F&B tại Việt Nam được đánh giá là rất tiềm năng. Theo thống kê năm 2021, ngành F&B đã đóng góp 15,8% vào tổng GDP quốc gia. Trong tương lại, ngày này có triển vọng phát triển tích cực.
2.4. Thách thức
Các công ty trong ngành F&B cho biết, trước những diễn biến phức tạp, khó lường của Covid-19, họ đã phải đối mặt với những thách thức như gánh chịu chi phí đáp ứng mô hình “ba tại chỗ” để có thể tiếp tục sản xuất, khó khăn trong việc vận chuyển hàng hóa và các dịch vụ.
Ví dụ: Vissan (công ty chuyên về sản xuất kinh doanh thịt gia súc tươi sống, đông lạnh và các mặt hàng thực phẩm chế biến từ thịt) phải nhập khẩu thịt bò Úc, đối diện với những khó khăn về logistics trong thời kỳ dịch bệnh. Tuy nhiên, doanh nghiệp đã có kế hoạch cụ thể cho hoạt động của mình trong khoảng thời gian này. Vissan đã tích trữ lượng hàng nhất định, đảm bảo chất lượng tuyệt đối. Ngoài ra, doanh nghiệp đã mở rộng kinh doanh mặt hàng thịt heo, bò sang nhiều kênh phân phối khác nhau, đặc biệt tập trung vào kênh bán hàng trực tuyến, rà soát lại các sạp chợ truyền thống để đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả.
3. 6 xu hướng F&B cuối năm 2022 cần chú ý
Dựa trên cơ sở báo cáo ngành F&B 2021 – thời kỳ dịch bệnh Covid-19, tuy đầy thách thức nhưng cũng là cơ hội phát triển. Dưới đây là những xu hướng dự đoán phát triển mạnh mẽ trong ngành F&B 2022.
3.1. Dân số trẻ năng động: thị trường tiềm năng cho ngành F&B phát triển
Theo quỹ Dân số Liên hợp quốc, 25% dân số Việt Nam ở độ tuổi từ 16 đến 30 và hơn 20% dân số dưới 14 tuổi. Điều đó cho thấy Việt Nam là một quốc gia cực kỳ trẻ. Hơn nữa, đa số người dân Việt Nam đều có nhu cầu tiêu dùng chất lượng cao, chế độ dinh dưỡng tốt, mong đợi một mức sống cao hơn trước đây. Đặc biệt dân số người trên 30 tuổi, họ đã cởi mở với các xu hướng và sẵn sàng chi tiền để đi ăn ngoài hơn. Vì vậy, dân số Việt Nam chính là thị trường tiềm năng cho ngành F&B phát triển.
3.2. Nâng cao an toàn vệ sinh
Người tiêu dùng sẽ có yêu cầu khắt khe hơn về an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh nhu cầu về cách thức sản xuất sản phẩm, họ cũng mong đợi việc áp dụng công nghệ tiên tiến hơn trong chế biến, đóng gói và bảo quản sản phẩm. Xu hướng ngành F&B có thể thấy khi người tiêu dùng chi trả nhiều tiền hơn cho thực phẩm lành mạnh, an toàn chất lượng hơn trong đại dịch Covid 19. Khi đó, chế độ dinh dưỡng cho sức khỏe rất được chú trọng. Đặc biệt, các doanh nghiệp, cửa hàng cung cấp thực phẩm và đồ uống được kiểm định chất lượng ngày càng nhiều. Ví dụ như: cửa hàng Winmart, Winmart +, TMart, Thực phẩm Plaza, …
3.3. Gia tăng thực phẩm hữu cơ và thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên
Không thể nói về xu hướng ngành F&B ở Việt Nam 2022 mà không tính đến sự nổi lên của thực phẩm hữu cơ. Số lượng người tiêu dùng Việt Nam đang chuyển hướng sang các sản phẩm hữu cơ và có nguồn gốc từ thực vật ngày càng nhiều. Theo Kantar Worldpanel, các sản phẩm có nguồn gốc thực vật đang chiếm lĩnh thị trường F&B của Việt Nam. Các sản phẩm làm từ đậu tương chiếm 83% thị trường, trong khi các loại hạt và gạo lần lượt chiếm 11% và 6%. Ngoài ra, tại thị trường Việt Nam, đã có rất nhiều cửa hàng chuyên bán thực phẩm Organic với đa dạng các loại thực phẩm (cửa hàng Organic Food).
Yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng này trong các sản phẩm hữu cơ và thực vật là niềm tin của người tiêu dùng rằng sử dụng các sản phẩm nói trên sẽ tốt cho sức khỏe hơn các sản phẩm động vật. Xu hướng này được dự đoán sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.
3.4. Kỹ thuật số hóa bán lẻ
Sự chuyển dịch sang thương mại điện tử đã hoàn toàn thay đổi cuộc chơi đối với các doanh nghiệp nhỏ, giảm đáng kể gánh nặng tài chính khi duy trì các cửa hàng trực tiếp như chi phí thuê mặt bằng, trang thiết bị hỗ trợ,… Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện có thể tập trung nhiều hơn vào việc mở rộng quảng bá, cải thiện dịch vụ khách hàng và hợp lý hóa hoạt động hậu cần để tăng doanh thu.
Bất cứ ai cũng có thể thiết lập một cửa hàng trực tuyến hiện nay đều có khả năng tham gia vào thị trường F&B đầy tiềm năng của Việt Nam. Trong khi đó, các thương hiệu lớn cũng đang có hứng thú với tốc độ thay đổi này. Các kênh thương mại điện tử cho phép các nhà sản xuất bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng (D2C) thông qua các nền tảng như Shopee Mall và Lazada Mall. Các cửa hàng chính thức này mang lại uy tín cao hơn so với các cửa hàng bán lại, do đó thu hút được nhiều khách hàng hơn.
3.5. Phân phối đa kênh
Không dừng lại ở việc mua bán trực tiếp, thị trường F&B tại Việt Nam đang có xu hướng phân phối trực tuyến. Giao thức ăn, đồ uống trực tuyến đảm bảo đặt hàng không rắc rối, giao hàng nhanh, ít hiểu lầm hơn. Ngoài ra, nhiều chương trình giảm giá và hoàn tiền được cung cấp bởi các dịch vụ này đã khiến việc đặt hàng trực tuyến trở nên khá phổ biến trong giới trẻ và góp phần đưa chúng trở nên phổ biến rộng rãi trên khắp Việt Nam. Có thể kể đến như ShopeeFood, GrabFood, Baemin,…
3.6. Thay đổi thói quen thanh toán
Trước khi diễn ra đại dịch Covid-19, Việt Nam là quốc gia có chiếm đa số tỷ lệ sử dụng tiền mặt khi giao hàng. Nhưng đại dịch đã thay đổi tất cả. Mã QR, thanh toán di động và thanh toán bằng thẻ ngân hàng được sử dụng ưa chuộng hơn. Các hệ thống như Scan & Go của Winmart hỗ trợ thanh toán không tiếp xúc siêu nhanh.
4. Kết luận về báo cáo ngành F&B 2021
Trên đây là toàn bộ báo cáo ngành F&B 2021 và 6 xu hướng ngành F&B cuối năm 2022. Aslanr Agency hi vọng mang lại cái nhìn tổng quan hơn về ngành F&B cho các doanh nghiệp sẽ và đang kinh doanh ngành nghề này. Từ đó, có định hướng phát triển, mở rộng kinh doanh.