content-audit-la-gi-tron-bo-cong-cu-va-huong-dan-thuc-hien-content-audit-cho-nguoi-moi-bat-dau

Là một nhà quản lý nội dung, việc thực hiện kiểm tra nội dung (Content Audit) là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu Content Audit là gì, nhiều doanh nghiệp và marketer thường đánh giá thấp và không quá coi trọng việc này. Việc kiểm tra nội dung có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hiểu rõ nội dung, xác định những lỗ hổng hoặc điểm yếu tiềm ẩn và phát triển chiến lược hiện có.

Cho dù bạn đang khởi chạy một trang web mới, thay đổi nội dung liên quan đến thương hiệu hay chỉ đơn giản là xem xét cập nhật hiện có hoặc xác định những gì nội dung cần thiết trong tương lai, bạn sẽ không thể đo lường sự cải thiện nếu bạn không thiết lập các baselines từ đầu.

Bài viết dưới đây Aslanr Agency sẽ chỉ ra những lý do tại sao tổ chức của bạn cần audit content và cung cấp cho bạn checklist chi tiết, ví dụ và hướng dẫn cụ thể để bạn có thể bắt đầu thực hiện.

1. Content Audit là gì?

Content audit hay kiểm soát nội dung là việc kiểm kê đầy đủ nội dung, hay URL trên trang xem nội dung nào hiện có, nội dung nào thiếu, nội dung nào trùng lặp, sau đó phân tích để xác định nội dung nào cần giữ nguyên, cần cập nhật hoặc nội dung nào cần loại bỏ.

content-audit-la-gi-tron-bo-cong-cu-va-huong-dan-thuc-hien-content-audit-cho-nguoi-moi-bat-dau

2. Content audit cung cấp thông tin chi tiết nào?

  • Những trang nào tạo ra nhiều lưu lượng truy cập nhất và chuyển đổi nhiều người dùng nhất
  • Những trang nào nên được hợp nhất
  • Trang nào có tỷ lệ thoát cao nhất
  • Cơ hội tối ưu hóa tìm kiếm tiềm năng
  • Các trang được xếp hạng tốt nhất và kém nhất
  • Khoảng trống nội dung nào bạn cần lấp đầy
  • Tìm kiếm và khắc phục các pain point nhanh chóng
  • Những trang nào cần được cập nhật, nội dung nào đã cũ hoặc không chính xác

Việc kiểm soát nội dung có thể mất rất nhiều thời gian của bạn, nhưng chúng cực kỳ quan trọng.

3. Các công cụ Content audit

Trước tiên, bạn cần thu thập các chỉ số và URL muốn kiểm tra. Bạn có thể sử dụng một trong những công cụ sau: Google Analytics, Screamingfrog, SEMRush, SocialCount, DYNO Mapper và MOZ Open Site Explorer

Bạn cũng sẽ cần tài liệu content strategy (chiến lược nội dung), bảng tính nghiên cứu từ khóa và bảng tính kiểm kê nội dung. Hai phần sau phải được hoàn thành trước tài liệu về chiến lược nội dung. Trong phần tiếp theo chúng tôi sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh về cách thực hiện điều này, sau đó đi sâu vào chi tiết của tất cả thông tin bạn cần.

3.1. Bảng tính Kiểm kê Nội dung (Content Inventory)

Bảng tính kiểm kê nội dung là bước đầu tiên trong quá trình thực hiện content audit, theo dõi tất cả các trang của bạn bao gồm tất cả thông tin cũng như số liệu bạn muốn tập trung kiểm tra, chẳng hạn như tiêu đề, từ khóa, backlink, loại nội dung, URL,… Đây sẽ là phần tốn thời gian nhất trong quá trình kiểm tra nội dung. Bảng tính của bạn sẽ trông giống như sau:

content-audit-la-gi-tron-bo-cong-cu-va-huong-dan-thuc-hien-content-audit-cho-nguoi-moi-bat-dau

3.2. Tận dụng dữ liệu để tìm hiểu chi tiết

Việc thêm một lượng lớn dữ liệu này một cách thủ công sẽ mất rất nhiều thời gian. Vì vậy, bạn nên sử dụng các công cụ hữu ích để giảm thiểu số giờ cần dành cho việc kiểm toán. Để tìm tất cả các trang hiện đang được lưu trữ trên trang web của bạn, hãy sử dụng công cụ thu thập nội dung như Screamingfrog. Công cụ trực quan này giúp tạo các file CSV của tất cả các URL để bạn dễ dàng tải xuống và bắt đầu sử dụng.

Tuy nhiên, một số URL có thể bị bỏ sót (vì vậy sẽ cần kiểm tra kỹ) và không nên đưa vào các URL không thể lập chỉ mục. Bạn nên loại bỏ tất cả những thông tin không cần thiết trước khi bắt đầu kiểm tra để tiết kiệm thời gian. Sau đó, bạn có thể thêm vào bảng tính một số trường sau theo cách thủ công:

  • Tiêu đề
  • Mô tả nội dung
  • Loại nội dung
  • CTA
  • Chân dung khách hàng
  • Số từ

Sau khi nhập những thông tin cơ bản này, hãy bắt đầu xem mỗi bài đăng thu hút người dùng tốt như thế nào thông qua một vài số liệu sau (hầu hết các chỉ số này được tìm thấy trong Google Analytics):

  • Tỷ lệ nhấp (CTR)
  • Thời gian trung bình trên trang
  • Tỷ lệ thoát trên mỗi trang
  • Ngày xuất bản
  • Vị trí (khu vực địa lý nơi xuất hiện lưu lượng truy cập)
  • Scroll depth (Google Analytics)
  • Ngày “cập nhật lần cuối” (nếu có)
  • Target Page URL (qua SEMrush)
  • Lượt thích và lượt chia sẻ trên mạng xã hội (thông qua BuzzSumo)
  • Chuyển đổi trên trang (nếu có)

Sẽ rất hữu ích nếu bạn có thể đếm được tổng thể các hành động đã thực hiện và trình bày trong một bảng biểu đơn giản như sau:

content-audit-la-gi-tron-bo-cong-cu-va-huong-dan-thuc-hien-content-audit-cho-nguoi-moi-bat-dau

4. Tối ưu hóa Nội dung Hiện tại

Trong bước này, bạn đã thu thập được một số dữ liệu có giá trị từ kho nội dung của mình, đủ để giúp bạn đưa ra một số quyết định nội dung nào được giữ nguyên, loại bỏ, tái sử dụng, cập nhật và tối ưu hóa. Thêm một cột trong bảng tính của bạn để đánh dấu nhãn bạn chọn cho mỗi mục.

5. Công cụ Content Audit tự động

Sử dụng một số công cụ tự động sau để quá trình thực hiện content audit dễ dàng hơn:

  • Quicksprout AutoScore
  • Công cụ phân tích nội dung của Content Insight (CAT)
  • Blaze

6. Kiểm tra từ khóa

Sau khi đã xử lý xong không gian nội dung của mình, đã đến lúc bạn nên thực hiện một số nghiên cứu từ khóa, chẳng hạn có chủ đề hoặc từ khóa nào trong ngành mà bạn chưa tạo nội dung không? Từ khóa nào bạn muốn xếp hạng, thứ hạng hiện tại, từ khóa nào cần chỉnh sửa hoặc tối ưu hóa,…

7. Các chỉ số SEO

  • Internal Links (Liên kết nội bộ)
  • External Links (Liên kết ngoài)
  • Backlink (Liên kết ngược)
  • Từ khóa chính
  • Thẻ H1/H2
  • Anchor text
  • Metadata
  • Moz Page Authority (PA)
  • Tốc độ trang và tính thân thiện với thiết bị di động
  • Lưu lượng truy cập từ tìm kiếm tự nhiên (trong vòng 90 ngày qua)
  • Tính độc nhất của nội dung (sử dụng trang web như Copyscape)

Trong phần này của quá trình kiểm tra, bạn nên tập trung vào những từ khóa hiện đang xếp hạng và những từ khóa bạn muốn xếp hạng. Sau đó, xác định khoảng trống và tạo nội dung bổ sung hoặc tối ưu hóa nội dung hiện có để xếp hạng cho các từ khóa này.

8. Tóm tắt chiến lược nội dung

Tiếp theo, tạo một bản tóm tắt chiến lược nội dung của bạn. Báo cáo cần nêu rõ mục tiêu, hành động và kế hoạch chi tiết để đạt được mục tiêu. Dưới đây là ví dụ trực quan về cách tiếp cận phần này của dự án.

content-audit-la-gi-tron-bo-cong-cu-va-huong-dan-thuc-hien-content-audit-cho-nguoi-moi-bat-dau

Bản tóm tắt chiến lược nội dung nên bao gồm:

  • Mục tiêu kinh doanh và các chỉ số liên quan đến nội dung
  • Chân dung khách hàng mục tiêu
  • Buying stages
  • Nhu cầu của người dùng
  • Mục tiêu trong các khoảng thời gian cụ thể
  • (Tùy chọn) Thông tin về nơi các khách hàng của bạn thường lui tới trực tuyến
  • (Tùy chọn) Đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm gì và bạn khác biệt như thế nào
  • (Tùy chọn) Lập ma trận nội dung của nội dung hiện có của bạn

content-audit-la-gi-tron-bo-cong-cu-va-huong-dan-thuc-hien-content-audit-cho-nguoi-moi-bat-dau

  • (Tùy chọn) Các loại nội dung bạn thực hiện và mục tiêu cho từng loại
  • (Tùy chọn) Quy trình sản xuất nội dung
  • (Tùy chọn) Quy trình chỉnh sửa và xuất bản nội dung

9. Viết báo cáo

Sau khi đã hoàn thành tất cả các công việc cần thiết, giờ là lúc bạn tiến hành viết một bản báo cáo hoàn chỉnh nêu rõ tiến trình, những phát hiện chung, đi sâu vào dữ liệu và những đề xuất trong tương lai. Hãy phân loại các thay đổi theo mức độ quan trọng, đưa ra lịch trình cụ thể và danh sách các nhiệm vụ cần thiết.

Trước tiên, chúng tôi khuyên bạn nên xóa hoặc lưu trữ các URL đã được đánh dấu là không quan trọng, sau đó cập nhật các trang hiện có với nội dung mới và nhắm mục tiêu theo từ khóa thích hợp, trước khi thêm nội dung bổ sung vào bất kỳ trang nào cần nó.

Trong quá trình content audit, nếu phát hiện những nội dung không cần thiết hãy xóa hoặc lưu trữ chúng để tránh những sai lầm không đáng có, sau đó cập nhật các trang hiện tại với nội dung mới và nhắm mục tiêu theo từ khóa thích hợp trước khi thêm nội dung bổ sung vào bất kỳ trang nào khác.

10. Tiến hành tối ưu hóa nội dung

Việc tối ưu hóa nội dung sẽ không dừng lại chỉ sau một lần kiểm tra, đây là một quá trình kéo dài liên tục suốt cả năm. Lời khuyên là bạn nên thực hiện kiểm tra nội dung mỗi năm để giữ cho mọi thứ được cập nhật nhất có thể.

11. Kết luận

Hy vọng rằng qua bài viết trên Aslanr Agency đã giúp các bạn hiểu hơn về khái niệm content audit là gì cũng như hướng dẫn thực hiện content audit một cách đơn giản nhất. Có thể thấy, việc kiểm soát nội dung thường xuyên sẽ giúp bạn kiểm soát tốt chất lượng của mình so với đối thủ. Khi nội dung của bạn đã tốt thì chắc hẳn thứ hạng từ khóa của bạn sẽ được cải thiện hơn nhằm bùng nổ traffic. Chúc các bạn thành công.

Aslanr Tổng hợp và biên soạn lại