
Facebook Ads là cách doanh nghiệp đưa sản phẩm/dịch vụ của họ tiếp cận hàng tỷ người dùng trên nền tảng này. Có đến 2.08 tỷ người dùng mỗi tháng. Ngoài ra, các nhà quảng cáo còn cần phải đưa thông điệp đến chính xác đúng đối tượng mục tiêu. Những người có nhiều khả năng thực sự muốn sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Trong bài viết này sẽ tổng hợp những thông tin cần biết để nhà quảng cáo có thể tạo dựng một chiến dịch Facebook Ads hiệu quả.
Ưu điểm của Facebook Ads
Facebook Ads là một trong những công cụ quảng cáo phổ biến với nhiều nhà quảng cáo hoặc doanh nghiệp. Vì những lợi ích của mạng xã hội này đem lại:
Tiếp cận nhiều tệp khách hàng khác nhau
Với hàng tỷ người dùng mỗi tháng, tệp người dùng của Facebook thuộc nhiều đối tượng khác nhau dựa theo độ tuổi, địa lý, công việc… Tất cả những thông tin trên đều giúp ích trong việc phân phối quảng cáo đến đúng đối tượng mục tiêu của chiến dịch.
Tương tác với khách hàng
Doanh nghiệp hoặc thương hiệu có thể tận dụng quảng cáo nhằm nuôi dưỡng và giúp tăng lượng người theo dõi và người hâm mộ trên Facebook. Việc tương tác với khách hàng giúp công ty nắm bắt thông tin nhanh hơn như: Vấn đề của khách hàng, trends mới nhất, đối thủ đang làm gì, quảng bá, thông báo chiến dịch hay sản phẩm mới,…
Tăng lượng truy cập website
Nhà quảng cáo có thể tận dụng Facebook Ads để thu hút khách hàng truy cập website của doanh nghiệp hoặc thương hiệu.
Tăng tỷ lệ chuyển đổi
Doanh số là mục tiêu cuối cùng của bất kỳ thương hiệu hay doanh nghiệp nào. Facebook Ads cung cấp nhiều định dạng khác nhau để giúp nhà quảng cáo tiếp thị sản phẩm của mình đến với những người có nhu cầu.
Cách tính phí Facebook Ads
Nền tảng mạng xã hội này cung cấp nhiều phương thức thanh toán khác nhau tùy theo mục đích và nhu cầu của nhà quảng cáo.
- Cost Per Click (CPC): Nhà quảng cáo sẽ chỉ trả chi phí cho mỗi lần người xem tương tác với quảng cáo.
- Cost Per Like (CPL): Mỗi bài đăng trên Facebook đều cung cấp một nút “thích” hay còn gọi là nút “like”. Khi người xem “thích” quảng cáo thì marketer mới phải trả tiền.
- Cost Per Mille (CPM): Nhà cung cấp quảng cáo chỉ tính phí cho mỗi 1000 lần hiển thị quảng cáo.
- Cost Per Action (CPA): Tùy theo việc nhà quảng cáo thiết lập hành động như: tải app, truy cập website… thì hệ thống sẽ tính phí khi người xem nhấn vào các nút đính kèm.
- Relevant (Mức độ liên quan): Theo thang điểm 1 đến 10 và chỉ hiển thị sau khi quảng cáo được 500 lần hiển thị và số lượng tương tác của người dùng thì hệ thống sẽ tính chi phí cho nhà quảng cáo.
- Tần suất: Chi phí này được tính theo công thức “ số lần hiển thị / phạm vi tiếp cận” để chỉ tần suất xuất hiện của quảng cáo với người dùng.
Yếu tố ảnh hưởng tới chi phí Facebook Ads
Nhà quảng cáo nên quan tâm tới một số mục khác bên cạnh các phương thức thanh toán phía trên để ước lượng chi phí quảng cáo một cách chính xác nhất, tránh ảnh hưởng tới kế hoạch chung của cả chiến dịch.
1. Bid – Giá thầu
Quảng cáo Facebook được quyết định bởi 1 hệ thống giá thầu nên sẽ không có con số nhất định cho đến khi thực hiện quảng cáo. Doanh nghiệp hoặc nhà quảng cáo sẽ tiến hành một cuộc đấu thầu với các công ty khác nhằm dành được vị trí quảng cáo tốt nhất.
Về cơ bản thì giá thầu tỷ lệ thuận với sự quan tâm đến không gian triển khai quảng cáo của doanh nghiệp.
Facebook Ads phân ra 2 loại đấu thầu:
- Đấu thầu tự động: Hệ thống sẽ quyết định giá thầu dựa theo ngân sách mà nhà quảng cáo muốn chi trong 1 ngày. Nếu doanh nghiệp phân vân về mức thầu của mình thì thể sử dụng lựa chọn này, Facebook sẽ tính toán lựa chọn tối ưu nhất dan cho quảng cáo. Ví dụ: ngân sách hàng ngày 100.000 VND cho quảng cáo trên Facebook, hệ thống sẽ tự động tính giá thầu và bạn sẽ chỉ nhận được số lượng nhấp chuột gần như phù hợp với ngân sách hàng ngày 100.000 VND đó.
- Đấu thầu thủ công: Nhà quảng cáo sẽ cung cấp chi phí tối đa để đạt được kết quả mong muốn. Ngoài ra, không phải lúc nào ngân sách lớn nhất cũng chiến thắng. Kết quả còn phụ thuộc vào các yếu tố quyết định khác như chất lượng, mức độ liên quan và tỷ lệ nhấp.
Quảng cáo chiến thắng sau đó được tính số tiền thấp nhất mà Facebook đã đặt để mua không gian quảng cáo. Kết quả sẽ được xác định bởi giá thầu, chất lượng, mức độ liên quan và tỷ lệ hành động ước tính của người dùng Facebook.
2. Quality and Relevance – Chất lượng và mức độ liên quan
Facebook Ads sẽ đưa ra thang điểm từ 1 đến 10 để đánh giá yếu tố chất lượng và mức độ liên quan của đến đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp. Điểm càng cao tỷ lệ nghịch với với chi phí của quảng cáo.
Yếu tố này được quyết định dựa trên các phản hồi tích cực và tiêu cực của người xem:
- Phản hồi tích cực: nhấn, thích hoặc nhận xét về quảng cáo…
- Phản hồi tiêu cực: số người cho biết họ không muốn xem quảng cáo, quảng cáo đó không liên quan đến họ.
Ngoài ra, yếu tố này cũng được tính bằng click-through rate (tỷ lệ nhấp) là số lần hiển thị/số lần được nhấp vào. CTR càng cao, chi phí càng thấp.
3. Estimated Action Rates – Tỷ lệ hành động ước tính
Nhà quảng cáo nên cân nhắc đến tỷ lệ khả năng đối tượng mục tiêu sẽ thực hiện hành động đang được tối ưu hóa ở quảng cáo hay không? Vì chi phí quảng cáo sẽ thấp nếu tỷ lệ hành động ước tính cao.
Một số ví dụ về thế nào là tỷ lệ hành động ước tính:
- Tỷ lệ cao: Mục tiêu chính của quảng cáo là tăng số lượng “tải miễn phí ebook”. Khi có nhiều người xem và thực hiện hành động theo đúng yêu cầu của quảng cáo thì tỷ lệ hành động sẽ cao.
- Tỷ lệ thấp: Mục tiêu chính là “bán một sản phẩm” và quảng cáo đang liên kết đến trang đích để tải xuống ebook miễn phí. Quảng cáo này sẽ không tối ưu và tỷ lệ chuyển đối thấp dẫn đến: Facebook sẽ đánh giá tỷ lệ hành động thấp.
4. Audience Targeting – Đối tượng nhắm đến
Việc nhà quảng cáo nhằm đến đối tượng mục tiêu và số lượng sẽ ảnh hưởng tới chi phí Facebook Ads cùng số lượng các quảng cáo đang theo đuổi cùng mục tiêu đó. Nếu đối tượng vô cùng phổ biến thì chi phí sẽ tăng lên.
5. Placement – Vị trí Quảng cáo
Nếu nói một cách đơn giản thì nơi quảng cáo xuất hiện trên Facebook sẽ ảnh hưởng đến chi phí. Mỗi tùy chọn vị trí sẽ có chi phí quảng cáo khác nhau. Một số vị trí quảng cáo mà doanh nghiệp có thể lựa chọn:
- Bảng tin Facebook, Instagram
- Bảng tin video trên Facebook
- Cột bên phải trên Facebook
- Khám phá Instagram
- Messenger
- Facebook Marketplace
Tổng hợp các định dạng Facebook Ads
Để có thể sử dụng tối đa tác dụng của quảng cáo Facebook, nhà quảng cáo cần phải hiểu rõ về cách thức cũng như định dạng quảng cáo phù hợp với từng mục tiêu. Sau đây là 12 dạng quảng cáo khác nhau được cung cấp trên Facebook Ads.
1. Image Facebook ads
Facebook image ads hay photo ads là những hình ảnh tĩnh và kèm theo và lời kêu gọi hành động (CTA). Facebook cho phép đặt văn bản lên quảng cáo hình ảnh của mình, nhưng nên giữ các từ dưới 20% hình ảnh. Nhà quảng cáo có thể sử dụng quảng cáo hình ảnh để quảng bá sản phẩm và bao gồm liên kết đến trang sản phẩm.
2. Video Facebook Ads
Quảng cáo video giống như Image Ads nhưng ở định dạng khác là video hoặc hình ảnh chuyển động. Đây là định dạng quảng cáo được sử dụng phổ biến nhất khi có đến 1,25 tỷ người xem video mỗi tháng và mọi người dành gần một nửa thời gian của họ trên ứng dụng để xem video. Đặc biệt khi sử dụng quảng cáo video trên Facebook, nhà quảng cáo có thể chọn từ nhiều vị trí và mục tiêu khác nhau. Các thông số này xác định yêu cầu video bao gồm kích thước quảng cáo, tỷ lệ khung hình và thời lượng video.
3. Instant Experience ads
Facebook Instant Experiences là loại quảng cáo đa phương tiện, toàn màn hình mang đến trải nghiệm nội dung phong phú cho khán giả. Trải nghiệm tức thì bao gồm rất nhiều tính năng và khả năng của các loại quảng cáo Facebook khác như: hình ảnh, video, vuốt qua băng chuyền, nhấp qua các sản phẩm được gắn thẻ và thậm chí nghiêng để xoay để có các góc độc đáo. Trải nghiệm tức thì là một loại quảng cáo có tính hấp dẫn cao và tận dụng sự kết hợp của nhiều nội dung để tạo ra trải nghiệm người dùng phong phú.
4. Poll ads
Quảng cáo thăm dò ý kiến cho phép khảo sát đối tượng được nhắm mục tiêu bằng một câu hỏi, cung cấp cho họ hai câu trả lời để lựa chọn. Loại quảng cáo này chỉ dùng cho điện thoại di động. Nhà quảng cáo dùng Poll Ads để tăng cường tương tác với khán giả hiện tại cũng như tạo sự nhận thức về thương hiệu trong số những khách hàng tiềm năng mới.
5. Carousel ads
Quảng cáo băng chuyền bao gồm tối đa 10 hình ảnh hoặc video để giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ mà người dùng có thể tương tác qua lại. Facebook Ads cho phép có thể có liên kết riêng ở mỗi ảnh hoặc video. Dưới mỗi hình ảnh hoặc video sẽ kèm theo nút “Mua ngay” chuyển trực tiếp đến trang bán hàng. Nhà quảng cáo có thể sử dụng định dạng này để làm nổi bật các lợi ích khác nhau của một sản phẩm, một số sản phẩm khác nhau hoặc thậm chí sử dụng tất cả các ảnh cùng nhau để tạo ra một bức ảnh lớn hơn.
6. Slideshow ads
Quảng cáo trình chiếu là tạo quảng cáo video ngắn từ hình ảnh tĩnh, văn bản hoặc video clip hiện có. Ưu điểm của quảng cáo này là dữ liệu sẽ ít hơn 5 lần so với video ads thông thường, quảng cáo đến với người xem có kết nối mạng kém giúp thu hút sự chú ý dễ dàng, ít tác động. Ngoài ra, chi phí quảng cáo sẽ được tiết kiệm hơn khi không phải tốn quá nhiều công sức để làm ra 1 video thực sự.
7. Collection Facebook ads
Quảng cáo bộ sưu tập bao gồm một hình ảnh hoặc video nổi bật chính, cũng như ba hình ảnh nhỏ hơn bên dưới. Khi người dùng nhấp vào quảng cáo, họ sẽ được đưa đến Trải nghiệm tức thì (Instant Experience).
Đặc biệt, collection ads chỉ áp dụng cho định dạng di động. Facebook Ads cung cấp 3 định dạng chính cho quảng cáo này:
- Instant Storefront: Có 4 sản phẩm trở lên và muốn tập trung vào bán sản phẩm.
- Instant Lookbook: Áp dụng cho việc kể 1 câu chuyện về sản phẩm hoặc thương hiệu.
- Instant Customer Acquisition: Tập trung vào tỷ lệ chuyển đổi khách hàng.
8. Lead ads
Quảng cáo này vô cùng hữu ích trong quá trình thu thập thông tin về khách hàng tiềm năng, đặc biệt là email. Lead Ads chỉ áp dụng cho định dạng di động để tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng khi họ có thể dễ dàng cung cấp thông tin. Quảng cáo này thường được dùng để thu thập đăng ký nhận bản tin, đăng ký dùng thử sản phẩm hoặc cho phép mọi người hỏi thêm thông tin từ nhãn hàng.
9. Dynamic ads
Đây là một quảng cáo cá nhân hóa dành riêng cho các khách hàng tiềm năng. Nó sẽ kết nối danh mục sản phẩm tại cửa hàng với Trình quản lý sự kiện trên Facebook và pixel Facebook. Nhà quảng cáo có thể tận dụng loại quảng cáo này để tiếp thị sản phẩm đến những khách hàng có nhiều khả năng quan tâm đến chúng nhất.
Cách thức hoạt động của Dynamic ads là khi khách hàng thêm sản phẩm vào giỏ hàng trên website thương hiệu nhưng không thực hiện bước “mua” thì với Dynamic ads, sản phẩm đó sẽ được quảng bá trên Facebook của họ.
Quảng cáo này thường xuất hiện với định dạng băng chuyền của Carousel ad cho phép nhà quảng cáo khoanh vùng khách hàng tiềm năng bao gồm:
- Đã xem nhưng chưa mua
- Đã thêm sản phẩm vào giỏ hàng nhưng chưa mua
- Bán thêm sản phẩm
- Bán kèm sản phẩm
Facebook Ads căn cứ theo lựa chọn đối tượng để tối ưu hóa quảng cáo nhằm giảm chi phí và nâng cao tỷ lệ chuyển đổi.
10. Messenger ads
Quảng cáo Facebook Messenger xuất hiện trong tab trò chuyện của người dùng cũng như giữa các cuộc trò chuyện. Nhà quảng cáo chỉ cần chọn Messenger làm vị trí mong muốn.
Ngoài ra, Facebook Ads cho tích hợp nút “nhấp vào Messenger” ở các quảng cáo khác. Người dùng có thể sử dụng nó để trò chuyện trực tiếp với nhân viên bán hàng hoặc đơn vị chăm sóc khách hàng.
11. Stories Facebook ads
Đây là quảng cáo theo định dạng dành cho thiết bị di động. Đặc biệt là ảnh hoặc video sử dụng phải theo chiều dọc để tối đa hóa diện tích màn hình. Nhà quảng cáo có thể áp dụng quảng cáo này lên Instagram và Messenger.
12. Augmented reality ads
Quảng cáo thực tế tăng cường của Facebook là trải nghiệm quảng cáo phong phú dành cho người dùng di động. Facebook Ads sẽ sử dụng các tính năng như bộ lọc và hoạt ảnh để cho phép người dùng tương tác với thương hiệu. Augmented reality ads thường được sử dụng để mở rộng phạm vi tiếp cận của thương hiệu.
khi người xem tương tác với quảng cáo, Facebook Ads sẽ chạy trải nghiệm thực tế tăng cường (AR), trong đó người dùng có thể xem sản phẩm từ các góc độ mới và khám phá sản phẩm ảo, bắt chước trải nghiệm mua sắm trực tiếp.
Tổng kết
Facebook Ads là một công cụ tiện lợi giúp nhà quảng cáo và doanh nghiệp tiếp cận hơn với khách hàng của mình.
Nếu bạn đang cần tìm một đơn vị hay đại lý Facebook Ads tại Việt Nam, hãy liên hệ ngay với Aslanr Agency.