Cùng với sự phổ biến của các nền tảng truyền thông xã hội và các hình thức mua sắm trực tuyến, người tiêu dùng cũng ngày một thông minh và khó tính hơn.
Ít nhiều trong số họ đã dần mất niềm tin vào lời giới thiệu từ những người nổi tiếng. Từ đây, xu hướng KOC (Key Opinion Consumer) dần thay thế, trở thành một công cụ nổi bật trong ngành quảng cáo điện tử.
1.KOC là gì?
KOC (Key Opinion Consumer) theo một nghĩa dễ hiểu là Người tiêu dùng chủ chốt. Họ được định nghĩa là những người có sức ảnh hưởng lớn và phần nào ảnh hưởng đến các quyết định mua sắm của phần lớn những người tiêu dùng khác .
Công việc của họ là thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ và đưa ra đánh giá. Khác với KOL thường được các nhãn hàng booking để giới thiệu sản phẩm, KOC trước hết là người tiêu dùng, do đó họ sẽ tự quyết định việc họ muốn dùng thử và đánh giá sản phẩm nào. Những nhận xét của họ phần lớn đều dựa trên trải nghiệm thật nên thường mang tính khách quan.
Ngày nay, khách hàng ngày càng tinh ý hơn, họ dễ dàng nhận ra những video, bài đăng mang tính chất PR, quảng cáo và được trả phí từ nhãn hàng. Vậy nên, dù KOL có lượng followers lớn nhưng không phải lúc nào cũng nhận được sự tin tưởng hoàn toàn từ khán giả.
Mỗi KOC sẽ thường làm về một ngành hàng mà họ yêu thích và có mức độ hiểu biết nhất định. Do đó, người đọc/xem đôi khi tin tưởng vào những đánh giá chuyên môn, có chiều sâu và có thể dễ dàng so sánh giữa các nhãn hàng trong cùng một ngành hàng hơn khi tìm đến KOCs.
2.Sự khác biệt giữa KOL và KOC
Nếu như KOLs đem đến những hiệu quả về tương tác, độ phủ sóng thương hiệu thì KOC lại mang đến những con số về doanh thu.
Nếu bạn cũng đang là một KOC, hoặc chỉ là một khán giả yêu thích review và khám phá những sản phẩm mới, hãy lên xe và bắt đầu hành trình ngay hôm nay. Bởi KOC được dự báo sẽ trở thành xu hướng bùng nổ trong năm tới.
3.Lý do KOC đang dần thay thế KOLs
Trong thời đại 4.0 này, khách hàng có rất nhiều chọn lựa. Do đó, mọi người đều cẩn thận hơn khi quyết định mua một sản phẩm. Họ sẽ tìm hiểu từ những nhận xét của khách hàng trước, đấy cũng chính là bàn đạp để thế hệ KOC ra đời.
3.1.Tiết kiệm chi phí cho nhãn hàng
Khi hợp tác KOLs, nhãn hàng sẽ phải trả một khoản phí khá lớn booking tuỳ thuộc vào cấp độ nổi tiếng của KOLs đó. KOLs càng nổi tiếng, thì chi phí chi trả của doanh nghiệp càng cao. Ngoài ra, chi phí phát sinh khác trong việc sáng tạo nội dung hay các ấn phẩm truyền thông đi kèm.
Còn đối với KOC, các thương hiệu chỉ phải chi đóng phí hoa hồng theo số đơn hàng thành công hoặc theo mức độ tương tác mà KOC đem lại.
3.2.Tăng doanh thu hiệu quả
KOC trực tiếp trải nghiệm dịch vụ, sản phẩm, đưa rõ ra những nhận xét chân thực nhất của chính mình mà không phụ thuộc vào nhãn hàng. Vì lẽ đó, những đánh giá của KOC sẽ mang lại trải nghiệm thực tế hơn tới khách hàng.
3.3.Tạo lòng tin đối với khách hàng
KOC không những đem tới hiệu quả tại , mà bền lâu còn giúp nhãn hàng xây dựng sự tin tưởng trong lòng khách hàng bằng những review khách quan, chân thực nhất.
Những lý do trên cũng chính là những điểm mạnh của KOCs so với KOLs, dựa trên các tiêu chí về chi phí, doanh thu và mức độ tin tưởng. Từ những dữ liệu, bằng chứng thực tế từ KOCs, doanh nghiệp cũng phần nào có thể đưa ra những quyết định nhất trong chiến dịch Influencer Marketing của mình.
4.KOC kiếm tiền như thế nào?
KOC và KOL kiếm tiền không có gì khác nhau. KOC vẫn có thể kiếm tiền từ Youtube; tham gia các chiến dịch quảng bá thương hiệu.
Tuy nhiên, với KOLs, nhãn hàng sẽ trả tiền để review sản phẩm, thì KOC sẽ là người chủ động lựa chọn và sử dụng sản phẩm và nhận hoa hồng trên số đơn bạn đã bán được.
5.Một số gương mặt KOCs nổi bật
Dù còn khá mới mẻ nhưng trên thực tế, giới KOCs của Việt Nam cũng đã xuất hiện vô số gương mặt nổi bật. Và dưới đây chính là một vài cái tên trong số đó!
5.1.Kiên Review
Một gương mặt cực kỳ đình đám hiện tại của Việt Nam chính là Kiên Review.
Những con số “khổng lồ” như 9,7 triệu lượt theo dõi trên TikTok, 898k lượt theo dõi trên Facebook hay hơn 406k lượt đăng ký trên YouTube hẳn đã phần nào khẳng định sự nổi tiếng của anh chàng.
Được biết, Kiên Review tên thật là Lê Thành Kiên (SN 1990), hiện đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM. Dù không sở hữu ngoại hình điển trai nhưng Kiên Review vẫn “nổi như cồn” nhờ những clip review có tâm, không ngại “bóc phốt” sản phẩm kém chất lượng, không hề quảng cáo cho bất kỳ món hàng nào, thậm chí từ chối mọi lời mời PR.
Kiên Review review từ các sản phẩm công nghệ, đồ gia dụng đến đồ chơi…, nói chung là mọi thứ. Anh được cộng đồng mạng đặt cho nhiều biệt danh hài hước như: Thánh review, Hung thần review, Kiên uy tín…
Đáng chú ý là Kiên Review thực chất không phải là một người chơi MXH hay reviewer chính hiệu, ban đầu anh chỉ kinh doanh online cây cảnh và có tài khoản TikTok nhằm mục đích thư giãn.
Mãi tới tháng 5/2020, khi đợt dịch thứ 2 xảy ra, có thời gian ở nhà nhiều hơn, anh mới tập tành làm video review và nhanh chóng nhận được nhiều sự yêu mến, đồng thời nghiễm nhiên ngồi trong list các TikToker có lượt theo dõi hàng đầu Việt Nam.
5.2.Duy Thẩm
Duy Thẩm tên thật là Ngô Đức Duy (SN 1995), quê ở Vĩnh Phúc. Anh chàng hiện đang làm việc tại Schannel, đồng thời sở hữu kênh YouTube riêng hút 406k lượt đăng ký và con số này trên kênh TikTok là 1,2 triệu lượt.
Khác với Kiên Review, trên kênh YouTube của mình, Duy Thẩm thường tập trung làm những video bình luận, review về các thiết bị công nghệ như: smartphone, laptop, máy tính bảng…
Với cách nói chuyện có duyên, thu hút, bắt trend, đặc biệt là các review đều khách quan, chân thực đi sâu vào so sánh giữa các sản phẩm cùng phân khúc/ cùng hãng, không khó hiểu khi Duy Thẩm nhận được rất nhiều sự yêu mến của khán giả.
5.3.Tuấn Ngọc
Với gần 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông công nghệ, kênh review Tuấn Ngọc đây! của chàng trai Tuấn Ngọc đến từ Hà Nội cũng lọt top các kênh review uy tín, được người xem ưa thích nhất.
TikTok của anh chàng đã có tới 1,9 triệu lượt theo dõi và con số này trên YouTube thì “khiêm tốn” hơn một chút với 129k lượt đăng ký.
Được biết, Tuấn Ngọc đây! tập trung đánh giá các sản phẩm công nghệ thông minh như điện thoại, laptop, đồng hồ…
Sở hữu chất giọng trầm ấm dễ nghe, anh chàng luôn khéo léo đưa người xem khám phá những tính năng thú vị của sản phẩm, so sánh các sản phẩm để giúp người đang phân vân có được lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu.
6.Kết luận
Qua bài viết bạn đã hiểu được thế nào là KOC và tầm quan trọng của KOC đối với sự phát triển của các nền tảng truyền thông khi mà xu hướng KOC đang ngày một phát triển và nổi bật trong ngành quảng cáo điện tử để đáp ứng tiêu chí khó tính của người tiêu dùng hiện nay.
Aslanr tổng hợp và biên soạn lại