Marketing Tool là một thuật ngữ quen thuộc đối với các Marketer. Đó là công cụ hỗ trợ quá trình tiếp thị và truyền thông đạt hiệu quả hơn. Tuy nhiên, hiện nay Marketing Tool có rất nhiều loại với những tính năng khác nhau, đáp ứng mọi nhu cầu của các doanh nghiệp.
Hãy cùng Aslanr Agency tìm hiểu về Marketing Tool, những nhóm Marketing Tool phổ biến trong bài viết dưới đây nhé!
1. Marketing Tool là gì?
Marketing Tool (công cụ tiếp thị) là công cụ mà các doanh nghiệp sử dụng nhằm mục đích phát triển và quảng bá sản phẩm, dịch vụ. Trong mọi trường hợp, đa số các doanh nghiệp thường sử dụng nhiều công cụ tiếp thị khác nhau. Các công cụ tiếp thị đó được kết hợp sử dụng cùng lúc sao cho mang lại hiệu quả tốt nhất.
2. Lợi ích Marketing Tool mang lại
- Tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức: Lượng thông tin vô cùng lớn nên việc triển khai chiến lược marketing cần rất nhiều thời gian, chi phí và nhân lực. Do vậy, sử dụng Marketing Tool sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu các vấn đề trên. Hơn nữa, sử dụng Marketing Tool, doanh nghiệp lựa chọn được kênh tiếp thị phù hợp, nhắm đúng đối tượng mục tiêu, thu hẹp phạm vi tiếp cận khách hàng tiềm năng.
- Đo lường dễ dàng, hiệu quả: Nhờ Marketing Tool, có thể dễ dàng nắm bắt, tổng hợp các thông tin. Marketer có thể theo dõi số lượng khách truy cập vào trang web, họ đến từ đâu, thời gian truy cập, mục truy cập, …Thực tế, đo lường tiếp thị là một lợi thế nhất định để doanh nghiệp nâng cao lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.
- Thấu hiểu khách hàng: Hành vi của khách hàng ảnh hưởng lớn, trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc chủ động hiểu rõ khách hàng, biết được khách hàng thích gì, muốn gì sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Cụ thể, giúp cho doanh nghiệp có thể sản xuất và cung cấp sản phẩm, dịch vụ hoàn hảo đáp ứng với nhu cầu hiện tại của khách hàng.
3. 6 nhóm Marketing Tool phổ biến
Hiện nay, có đa dạng các loại Marketing Tool phù hợp với mọi nhu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên chúng được nhóm thành 6 nhóm Marketing Tool phổ biến với các loại công cụ nổi bật.
3.1. Digital analytics tool – Công cụ phân tích dữ liệu kỹ thuật số
Google Analytics
Google Analytics là công cụ miễn phí của Google, rất quen thuộc đối với hầu hết Marketer. Google Analytics có khả năng cung cấp các thông tin bao gồm: Số lượng người truy cập vào website theo thời điểm cụ thể (ngày, tuần, tháng, năm hoặc bất kỳ khoảng thời gian nào), phân tích nhân khẩu học và sở thích của người dùng, các từ khoá mà người dùng sử dụng để tìm kiếm website, thông báo điểm bắt đầu của lượt truy cập (từ tìm kiếm google, trang web khác, quảng cáo, mạng xã hội hoặc gõ trực tiếp tên miền), thời gian mỗi người dùng ở trên website. Từ đó giúp doanh nghiệp có những nhận định và thực hiện cải thiện trải nghiệm người dùng trên website.
Google Analytics có 3 cấp độ cài đặt:
- Cấp độ 1 – Account: Thiết lập tài khoản tổng để thực hiện quản lý
- Cấp độ 2 – Property: Thiết lập các ID tracking cho từng website cụ thể
- Cấp độ 3 – Views: Thiết lập ID view từng landing page bạn muốn tích hợp với Google Sheet
Kissmetrics
Kissmetrics là công cụ đo lường và phân tích website phải trả phí. Công cụ này giúp phân tích chuyển đổi từ thời điểm khách truy cập vào website cho đến khi khách chuyển đổi. Kissmetrics sẽ thống kê những dữ liệu về người dùng trên website như đang ở trang nào, đọc nội dung gì, tìm kiếm những từ khóa nào. Sau đó đưa ra các giải pháp hữu ích giúp doanh nghiệp thuyết phục người dùng mua hàng. Vì vậy, Kissmetrics giúp doanh nghiệp cải thiện tỷ suất hoàn vốn ROI tốt nhất.
Semrush
Semrush là một công cụ phân tích chỉ số của website. Nhờ Semrush, có thể xem được thứ hạng từ khóa của đối thủ cạnh tranh, xem được tổng quan thị trường, nghiên cứu và phân tích thị trường mới và thị trường ngách. Qua đó, công cụ này giúp Marketer tối ưu SEO và chiến lược quảng cáo Google Ads tốt nhất.
Semrush là công cụ tiếp thị lý tưởng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
3.2. SEO keyword analysis tool – Công cụ phân tích từ khóa SEO
Google Keyword Planner
Google Keyword Planner là công cụ quen thuộc trong hoạt động chạy quảng cáo adwords của Google. Công cụ này hỗ trợ người dùng kiểm tra được lượt tìm kiếm trung bình của các từ khóa, mức độ cạnh tranh và độ khó của từ khóa đó so với đối thủ. Từ đó giúp, Marketer có thể lên chiến dịch tiếp thị với mức chi phí tối thiểu mà vẫn mang lại hiệu quả cao.
Google Trends
Google Trends là công cụ của Google, giúp người dùng có thể so sánh các kết quả tìm kiếm của Google trên toàn thế giới bằng việc cung cấp các kết quả thống kê và so sánh xu hướng từ khóa trong khoảng thời gian, tại mỗi quốc gia. Công cụ này hiển thị lượng từ khóa tìm kiếm theo thời gian dưới dạng biểu đồ. Ngoài ra, công cụ còn gợi ý xu hướng dựa trên từ khóa người dùng đang tìm kiếm giúp Marketer dễ dàng sáng tạo những nội dung “bắt trend” vào thời điểm thích hợp.
3.3. Landing page creation tool – Công cụ tạo trang đích
Ladipage
Ladipage được coi là nền tảng giúp các Marketer thỏa sức sáng tạo khi thiết kế landing page. Với các thao tác kéo thả nhanh chóng, nền tảng này giúp việc thiết kế landing page trở nên đơn giản hơn, không cần phải viết từng dòng HTML hay CSS nữa. Bên cạnh đó, công cụ này còn cung cấp cơ sở dữ liệu hơn 500 Landing page với nhiều lĩnh vực khác nhau, tiện lợi cho người dùng thoải mái chọn lựa trang phù hợp với mục tiêu của mình.
Instapage
Instapage là nền tảng giúp tạo ra những landing page chuyên nghiệp với các tính năng nổi bật như tối ưu hóa trang cho công cụ tìm kiếm, A/B Testing, quản lý nhiều chiến dịch, thu thập dữ liệu người dùng hỗ trợ Marketer tăng tỷ lệ chuyển đổi quảng cáo.
3.4. Content Marketing tool – Công cụ tiếp thị nội dung
Buzzsumo
Buzzsumo là công cụ giúp xác định nội dung đang thịnh hành trong ngành, từ đó gợi ý các chủ đề nên viết. Hơn nữa, công cụ này còn cung cấp danh sách với nội dung có lượt quan tâm cao nhất khi tìm kiếm một từ khóa bất kỳ, giúp lên kế hoạch biên tập cụ thể và lên lịch bài viết hiệu quả.
Buzzsumo là công cụ giúp tiết kiệm khá nhiều thời gian và công sức cho Marketer.
Canva
Canva là công cụ dễ sử dụng, bổ sung các hình ảnh cho bài viết. Công cụ này giúp thiết kế những hình ảnh chất lượng cao với các mẫu thiết kế sẵn. Ngoài ra, Canva còn sở hữu kho thư viện ảnh thiết kế vô cùng phong phú với nhiều font chữ đẹp mắt.
Canva chính là công cụ thích hợp để tạo đồ họa vừa đơn giản vừa đẹp.
Newscred
Newscred là công cụ hoạt động theo tiêu chí “Nhanh chóng, hiệu quả và quy mô”. Với công cụ này, hàng triệu nhà sáng tạo nội dung với hơn 160 nghìn topic thảo luận khác nhau được cung cấp, giúp người dùng dễ dàng lựa chọn, tham khảo để làm nội dung.
3.5. Customer Relationship Management tool – Công cụ quản lý quan hệ khách hàng
NextCRM
Đây là phần mềm quản lý khách hàng một cách toàn diện. Công cụ này sử dụng điện toán đám mây hoặc khách hàng có thể dùng gói on-premise để chạy server. Điểm mạnh của NextCRM là tiếp thị tự động đa kênh nhằm giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng. Ngoài ra NextCRM còn có các hệ thống phần mềm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng.
Salesforce
Salesforce là nền tảng quản lý quan hệ khách hàng mà hiện nay rất được nhiều doanh nghiệp đánh giá cao vì giao diện đơn giản, dễ sử dụng và thân thiện với người dùng. Công cụ này dựa trên nền tảng đám mây để tăng độ tương tác của doanh nghiệp với khách hàng như tiếp thị, bán hàng, dịch vụ,… Salesforce giúp tổng hợp thông tin khách hàng như: tên, số điện thoại, email, chức danh,…
Zoho CRM
Zoho CRM là công cụ cung cấp các tính năng và tích hợp quan trọng bao gồm quản lý quan hệ khách hàng và tự động hóa tiếp thị qua email với mức giá cạnh tranh so với các công cụ khác. Trong đó, với tính năng quản lý quan hệ khách hàng, Zoho hỗ trợ xác định tệp khách hàng có khả năng chuyển đổi cao, theo dõi sát sao gia dịch,..
Zoho là lựa chọn hàng đầu của PC Mag cho phần mềm CRM vào năm 2021.
3.6. Email Marketing tool – Công cụ tiếp thị qua Email
MailChimp
MailChimp là một công cụ tiếp thị qua Email rất dễ sử dụng. Công cụ này một nền tảng lý tưởng để bắt đầu với tiếp thị qua email, dù cần một công cụ tiếp thị kỹ thuật số đơn giản hay giải pháp nâng cao. MailChimp giúp gửi email tự động hàng tháng đến đối tượng khách hàng mục tiêu. Sau đó, phân tích kết quả của chiến dịch email marketing một cách chính xác để có thể điều chỉnh và nâng cao hiệu quả của chiến dịch. Ngoài ra, Mailchimp cung cấp rất nhiều mẫu email template miễn phí, đẹp và ấn tượng.
GetRespons
GetResponse là công cụ tiếp thị email phổ biến nhất hiện nay được rất nhiều Marketer tin dùng. Công cụ này cho phép nhập và quản lý danh sách email, tự động gửi email chăm sóc khách hàng thông qua tính năng autoresponders, phân tích cụ thể dữ liệu liên quan đến chiến dịch email marketing như: tỷ lệ mở email, số lần nhấp chuột, số lần forward email,… Bên cạnh email marketing, GetResponse còn cung cấp hosting cho webinar, landing page và cung cấp các tính năng liên quan đến quản lý mối quan hệ khách hàng (CRM).
4. Tiêu chí lựa chọn Marketing Tool phù hợp cho doanh nghiệp
4.1. Tỷ lệ
Tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp mà lựa chọn Marketing Tool sao cho phù hợp.
Ví dụ: Một doanh nghiệp nhỏ với số lượng nhân viên ít có thể không cần các công cụ quản lý dự án dựa trên đám mây. Và thậm chí, nếu doanh nghiệp không phải là công ty B2B SAAS ( công ty cung cấp phần mềm như ứng dụng, tiện ích mở rộng, tiện ích bổ sung cho các doanh nghiệp khác dưới dạng dịch vụ) có thể không cần đến tất cả các tính năng của nền tảng CRM.
4.2. Kỹ năng tiếp thị
Thông qua kỹ năng tiếp thị sẽ xác định Marketing Tool nào phù hợp hơn với Marketer. Với một công cụ, mỗi Marketer sẽ sử dụng theo cách khác nhau. Đạt được hiệu quả như thế nào phụ thuộc vào kỹ năng tiếp thị của họ.
Ví dụ: Cùng một công cụ phân tích từ khóa SEO, người có kiến thức tốt về SEO sẽ sử dụng công cụ tốt, hiệu quả hơn người chưa biết gì về SEO.
4.3. Ngân sách & kinh phí
Đây là tiêu chí quan trọng đối với doanh nghiệp khi quyết định lựa chọn mua Marketing Tool. Dựa vào mức ngân sách của doanh nghiệp, kinh phí cần chi trả khi mua công cụ mà lựa chọn loại Marketing Tool hợp lý. Khi định giá các công cụ nên nhìn nhận về những điều doanh nghiệp cần, nhu cầu sử dụng công cụ đó. Ngoài ra, không nên chi tiêu quá mức vào những công cụ không cần thiết.
4.4. Các công cụ hiện có và sự chồng chéo
Khi lựa chọn Marketing Tool cần chỉ ra rằng nhiều công cụ tiếp thị trong số các loại công cụ có chức năng tường tự. Không phải lúc nào doanh nghiệp cũng cần có một công cụ chuyên dụng cho từng chức năng tiếp thị.
Ví dụ: Project Management Tools(Công cụ quản lý dự án) có thể đáp ứng nhu cầu lên lịch nội dung thay thế cho công cụ Content Marketing tool (Công cụ tiếp thị nội dung).
5. Kết luận
Bài viết trên là những kiến thức về Marketing Tool và tổng hợp 6 nhóm Marketing Tool phổ biến cần biết. Aslanr Agency hi vọng doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình các công cụ tiếp thị phù hợp. Sử dụng các công cụ tiếp thị một cách năng suất sẽ giúp cho doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả, tiết kiệm chi phí và nâng cao lợi thế trong kinh doanh.