youtube-ads-la-gi-tong-quat-ve-youtube-ads-danh-cho-cac-marketer

YouTube Ads có nghĩa là quảng cáo trên Youtube, nền tảng chia sẻ video trực tuyến, quảng bá nội dung video hoặc các cụm từ tìm kiếm có liên quan trong Tìm kiếm trên Youtube. Vì YouTube trực thuộc Google nên có thể được thực hiện thông qua Google Ads.

Đây là một cách quảng cáo nội dung video trên YouTube hoặc trong kết quả tìm kiếm để có thể tối đa hóa phạm vi tiếp cận người dùng. Có hai hình thức quảng cáo phổ biến là video sẽ phát trước khi người dùng xem video của người khác hoặc hiển thị trong kết quả tìm kiếm của YouTube.

Ưu điểm của Youtube Ads

Tầm quan trọng của video trong tiếp thị trực tuyến ngày càng tăng và việc đầu tư vào các quảng cáo video trực tuyến chất lượng sẽ mang lại nhiều kết quả hơn cho bất kỳ chiến dịch quảng cáo trực tuyến nào. Do đó, Youtube Ads sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho các công ty mở rộng chiến lược online marketing của mình.

  • Tiết kiệm chi phí

Quảng cáo trên YouTube cung cấp một lượng lớn dữ liệu giúp nhà quảng cáo có thể dễ dàng tiếp cận đúng các đối tượng mục tiêu. Đồng thời, YouTube Ads còn có những định dạng quảng cáo như Skippable Video Ads giúp tiết kiệm chi phí quảng cáo đáng kể.

  • Dễ dàng nhắm đến đối tượng mục tiêu

Nhắm đúng đối tượng chính là yếu tố quan trọng để có một chiến dịch thành công và YouTube Ads cho cung cấp rất nhiều thông tin cũng như lựa chọn giúp nhà quảng cáo thu hẹp phạm vi chạy quảng cáo. Với các tùy chọn nhắm mục tiêu của YouTube, nhà quảng cáo có thể nhắm mục tiêu một nhóm người dùng cực kỳ cụ thể hoặc các nhóm chung chung hơn, dựa trên loại sản phẩm.

  • Phạm vi tiếp cận lớn

Theo Google, Youtube có hơn hai tỷ người dùng đăng nhập hàng tháng, với 500 giờ nội dung video được tải lên nền tảng này mỗi phút. Google thống kế rằng mỗi người truy cập trung bình dành 11 phút 24 giây trên Youtube mỗi ngày và mỗi lượt truy cập Youtube trung bình dẫn đến 6,5 lượt xem trang. Từ dữ liệu có thể thấy rằng, YouTube có một số lượng lớn người dùng trên nền tảng này.

Cách tính phí trên YouTube Ads

Ngoài việc, YouTube Ads áp dụng các lựa chọn khác nhau về cách tính chi phí. Nền tảng này còn áp dụng một số chỉ số khác nhằm đảm bảo nhu cầu và mục đích của nhà quảng cáo/doanh nghiệp khi bắt đầu 1 chiến dịch.

YouTube cung cấp 4 lựa chọn cơ bản:

  • CPC – Cost Per Click: là một thuật ngữ quảng cáo trả tiền trong đó nhà quảng cáo trả chi phí cho nhà cung cấp cho mỗi lần nhấp chuột vào quảng cáo từ người xem.
  • CPA – Cost Per Action: là một hình thức chỉ tính phí nhà quảng cáo đối với một hành động cụ thể được thực hiện bởi một khách hàng tiềm năng. Tất cả các hành động được đề cập đều có liên quan trực tiếp đến một số loại chuyển đổi, từ đăng ký bản tin đến nhấp chuột vào liên kết hoặc gian hàng.
  • CPM – Cost Per Mille: là tổng số tiền nhà quảng cáo trả cho 1.000 lần hiển thị video quảng cáo của họ.
  • CPV – Cost Per View: là một phương pháp tính phí cho quảng cáo video dựa trên số lượt xem hoặc tương tác mà một quảng cáo nhận được.

Các loại hình quảng cáo khác nhau trên YouTube Ads

Nền tảng video này cung cấp 2 dạng quảng cáo chính là video ads và display ads. Tùy theo định dạng hiển thị trên các thiết bị khác nhau thì YouTube sẽ phân bổ các quảng cáo phù hợp. Trên định dạng máy tính, YouTube sẽ hiển thị cả video ads và display ads. Còn trên định dạng điện thoại di động thì chỉ hiển thị video ads. Hiện nay, YouTube Ads cung cấp cho nhà quảng cáo/doanh nghiệp 1 số loại hình quảng cáo cơ bản như:

youtube-ads-la-gi-tong-quat-ve-youtube-ads-danh-cho-cac-marketer-1

1. Skippable Video Ads (Quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua)

  • Miêu tả: video quảng cáo có thể skip sau 5s
  • Độ dài video: 12s – 6p
  • Cách thức đặt thầu: CPM, CPV, CPA
  • Vị trí hiển thị: trước, trong và sau video.
  • Phù hợp với định dạng: Điện thoại di động, máy tính, TV.
  • Mục tiêu: Tăng độ nhận diện thương hiệu, Gia tăng chuyển đổi
  • Tại sao nên sử dụng Skippable Video Ads?
  • Rủi ro thấp: Nhà quảng cáo chỉ bị tính phí khi người xem chọn xem toàn bộ quảng cáo, xem quảng cáo đó trong ít nhất 30 giây hoặc tương tác với quảng cáo.
  • Không giới hạn thời gian: có thể thử nghiệm với các định dạng quảng cáo khác nhau, chẳng hạn như bản giới thiệu sản phẩm, lời chứng thực hoặc video hướng dẫn.

Đây là định dạng quảng cáo chính của YouTube khi cho phép người xem kiểm soát các quảng cáo mà họ nhìn thấy. Nhà quảng cáo chỉ trả tiền cho quảng cáo khi người dùng xem ít nhất 30 giây, xem toàn bộ video ngắn hoặc tương tác với quảng cáo. Đồng thời đây cũng là 1 hình thức tiết kiệm chi phí khi người xem có thể chọn những quảng cáo họ muốn xem và bỏ qua những quảng cáo họ không xem. Skippable Video Ads có 2 định dạng nhỏ hơn bao gồm: in-stream ads và discovery ads.

youtube-ads-la-gi-tong-quat-ve-youtube-ads-danh-cho-cac-marketer-2

In-stream Ads: sẽ phát trước video mà người xem đã chọn. Quảng cáo này cũng có đồng hồ đếm ngược nhỏ và liên kết đến trang web được quảng cáo ở góc dưới bên trái của màn hình. Hơn nữa, quảng cáo Instream có quảng cáo biểu ngữ đi kèm được hiển thị ở thanh bên phải phía trên danh sách video được đề xuất.

youtube-ads-la-gi-tong-quat-ve-youtube-ads-danh-cho-cac-marketer-3

Discovery ads: xuất hiện trong kết quả tìm kiếm trên Youtube và trong thanh bên phải của các trang xem phía trên danh sách video được đề xuất. Quảng cáo này bao gồm một hình thu nhỏ hình ảnh và tối đa ba dòng văn bản.

youtube-ads-la-gi-tong-quat-ve-youtube-ads-danh-cho-cac-marketer-4

2. Non-Skippable Video Ads (Quảng cáo video không thể bỏ qua)

  • Miêu tả: video quảng cáo không thể skip
  • Độ dài video: Tối đa 15s (đối với khu vực Việt Nam)
  • Cách thức đặt thầu: CPM
  • Vị trí hiển thị: trước, trong và sau video.
  • Phù hợp với định dạng: Điện thoại di động, máy tính, TV.
  • Mục tiêu: Tăng độ nhận diện thương hiệu

Quảng cáo video không thể bỏ qua là định dạng quảng cáo người xem không có quyền kiểm soát giống như định dạng Skippable Video Ads. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có đến 76% người xem sẽ tự động bỏ qua quảng cáo. Đây là một con số vô cùng lớn ảnh hưởng đến hiệu quả của chiến dịch quảng cáo. Vì vậy, Non-Skippable Video Ads sẽ giúp nhà quảng cáo đảm bảo hình ảnh thương hiệu được nhiều người biết đến.

youtube-ads-la-gi-tong-quat-ve-youtube-ads-danh-cho-cac-marketer-5

3. Bumper Ad (Quảng cáo đệm)

  • Miêu tả: video quảng cáo không thể skip
  • Cách thức đặt thầu: PPC
  • Vị trí hiển thị: trước, trong và sau video.
  • Phù hợp với định dạng: Điện thoại di động, máy tính, TV..
  • Mục tiêu: Tăng sự chuyển đổi
  • Quảng cáo đệm YouTube Ads

youtube-ads-la-gi-tong-quat-ve-youtube-ads-danh-cho-cac-marketer-6

Bumper Ad cũng là một loại quảng cáo không thể skip giống như Non-Skippable Video Ads nhưng có độ dài ngắn hơn. Hầu hết các quảng cáo này trên YouTube Ads rất phù hợp để nhắm mục tiêu lại với lời kêu gọi hành động mạnh mẽ và để tái chế các quảng cáo dài hơn. Doanh nghiệp hoặc nhà quảng cáo phải đảm bảo trong 6s Bumper Ad phải cung cấp chính xác và thông điệp rõ ràng về nội dung quảng cáo.

4. Sponsored Cards

  • Miêu tả: thẻ quảng cáo
  • Cách thức đặt thầu: PPC
  • Vị trí hiển thị: trước, trong và sau video.
  • Phù hợp với định dạng: Điện thoại di động, máy tính, TV..
  • Mục tiêu: Tăng độ nhận diện thương hiệu

youtube-ads-la-gi-tong-quat-ve-youtube-ads-danh-cho-cac-marketer-7

Sponsored card ads sẽ hiển thị các nội dung có liên quan đến video. Đó có thể là các sản phẩm, sự kiện hoặc các chương trình khuyến mãi khác xuất hiện trong video. Biểu tượng chữ ‘i’ nhỏ bật lên ở góc trên bên phải của video là thẻ hiện video này có gắn thẻ quảng cáo. Khi người xem nhấp vào biểu tượng đó, sponsored card sẽ hiện ra.

youtube-ads-la-gi-tong-quat-ve-youtube-ads-danh-cho-cac-marketer-8

5. Display Ad (Quảng cáo hiển thị)

  • Miêu tả: Hình ảnh quảng cáo
  • Cách thức đặt thầu: PPC
  • Vị trí hiển thị: trước, trong và sau video.
  • Phù hợp với định dạng: Máy tính
  • Mục tiêu: Tăng độ nhận diện thương hiệu và tỉ lệ chuyển đổi

youtube-ads-la-gi-tong-quat-ve-youtube-ads-danh-cho-cac-marketer-9

Display Ads là những hình ảnh xuất hiện bên trên hoặc bên dưới các đề xuất video và ở bên phải của video nổi bật. Thông thường hình ảnh này đã xuất hiện được một thời gian và hiển thị ở thanh bên phải phía trên danh sách video được đề xuất.

6. Overlay Ad (Quảng cáo Banner)

  • Miêu tả: banner hoặc khung quảng cáo.
  • Cách thức đặt thầu: PPC
  • Vị trí hiển thị: trước, trong và sau video.
  • Phù hợp với định dạng: Máy tính
  • Mục tiêu: Tăng độ nhận diện thương hiệu và tỉ lệ chuyển đổi

youtube-ads-la-gi-tong-quat-ve-youtube-ads-danh-cho-cac-marketer-10

Đây là hình thức quảng cáo đơn giản nhất của YouTube  Adskhi chỉ là những biểu ngữ xuất hiện trong suốt video. Overlay Ad có 2 dạng chính là banner hình ảnh hoặc chữ viết. Dạng quảng cáo này sẽ xuất hiện trong video dưới dạng cửa sổ bật lên mà người dùng có thể xóa. Trong trường hợp không gỡ bỏ được thì quảng cáo sẽ ở lại một thời gian cho đến khi biến mất.

7. Masthead ads (Quảng cáo ở trang chủ)

  • Miêu tả: Video xuất hiện ở trang chủ YouTube.
  • Cách thức đặt thầu: CPM – CPD
  • Phù hợp với định dạng: Máy tính, điện thoại di động và TV
  • Mục tiêu: Tăng độ nhận diện thương hiệu

youtube-ads-la-gi-tong-quat-ve-youtube-ads-danh-cho-cac-marketer-11

Đây là hình thức quảng cáo xuất hiện 24h trên trang chủ YouTube của một quốc gia. Đặc biệt, masthead ads chỉ rảnh cho 1 quảng cáo trong một ngày tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp/nhà quảng cáo. Hình thức quảng cáo vô cùng tốn kém khi có thể mất đến hơn $10.000/ngày. Khác với các loại quảng cáo khác cùng xuất hiện trên 3 định dạng là TV, máy tính và điện thoại của YouTube Ads thì masthead ads sẽ có sự khác biệt nhỏ giữa mỗi định dạng.

Hướng dẫn quảng cáo trên YouTube Ads

  • Đăng nhập vào tài khoản Google Ads. Nhấp vào “All Campaigns” và sau đó nhấn vào biểu tượng dấu ‘+’ màu xanh lam để bắt đầu.
  • Chọn loại chiến dịch phù hợp (trong trường hợp này là Video) và xác nhận mục tiêu phản ánh mục tiêu kinh doanh. Ví dụ: lưu lượng truy cập trang web, nhận thức về thương hiệu, v.v.
  • Xác định tổng quát về chiến dịch mới. Chọn tên chiến dịch, đặt ngân sách hàng ngày và xác nhận nơi quảng cáo chạy.
  • Chọn chiến lược đặt giá thầu.
  • Xác định đối tượng mục tiêu. Dựa theo Nhân khẩu học, Sở thích, Nội dung hoặc thậm chí tải lên dữ liệu của bên thứ nhất để tạo “Đối tượng tùy chỉnh”.
  • Chọn định dạng quảng cáo. Tải lên nội dung quảng cáo lên. Nhà quảng cáo cũng sẽ cần thêm URL đích, cùng với bất kỳ dòng tiêu đề và bản sao quảng cáo cần thiết nào.

8. Tổng kết

Nhiều doanh nghiệp/nhà quảng cáo đang đầu tư vào nội dung video chất lượng cao và quảng cáo nội dung trên YouTube Ads như là 1 hình thức marketing sản phẩm. YouTube Ads sẽ là một công cụ hữu ích giúp các nhà quảng cáo tiếp cận thị trường mục tiêu của họ.

Nếu bạn cần tìm một đơn vị YouTube Ads uy tín và chuyên nghiệp, hãy đến ngay với Aslanr Agency – Đối tác cấp cao đầu tiên của Google tại Việt Nam. Chúng tôi mong đợi được hợp tác từ phía bạn.

 

Aslanr Tổng hợp và biên soạn lại